Hố pit thang máy là một phần quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng hố thang máy. Nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng thang máy và bộ bền của thang máy khi sử dụng. Cùng tìm hiểu về hố pit thang máy qua bài viết dưới đây cùng thang máy Viettech để có cái nhìn tổng quát về hố pit thang máy nhé.
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG HỐ PIT THANG MÁY:
– Ta có thể hiểu Hố pit là phần âm của giếng thang xuống so với bề mặt sàn tầng thấp nhất. Nó thường chịu áp lực của các mạch nước ngầm, thường là mạch nước tự nhiên hoặc các mạch nước thải, do vậy trong khi xây dựng cần phải chú ý chống thấm hợp lý tránh nước bị dò rỉ vào hố thang.
– Hố pit khi xây dựng người ta thường đổ bê tông 5 mặt, chiều dày của lớp bê tông thường là 200 mm. Để sau thi công có khoan vít vào sẽ không bị ngấm nước.
– Chiều sâu của hố pit phụ thuộc vào tốc độ thang và tải trọng thang thường từ 600 mm – 1600 mm. Tức là chiều sâu tối thiểu 600 mm đã có thể lắp đặt được thang máy, vì nhiều căn hộ có diện tích hố thang hạn chế, không cho phép đào hố pit sâu được. Đối với dòng thang máy gia đình có hộp số thì chiều sâu tôt nhất để làm hố pit là 1100-1200 mm. Đối với thang máy gia đình không hộp số thì chiều sâu tôt nhất của hố pit là 800-900 mm chiều dài và chiều rộng của hố pít sẽ được thiết kế theo sự tư vấn của nhân viên kỹ thuật công ty thang máy, để phù hợp với loại tải trọng thang máy và diện tích hố thang của căn hộ.
2. HỐ PIT CHỊU LỰC CÓ CHỊU LỰC CHO THANG MÁY KHÔNG?
Tùy thuộc vào loại thang máy :
– Với thang máy sử dụng lực đẩy thủy lực thì toàn bộ trọng lực thang máy tác động trực tiếp xuống đáy hố pit. Do hố pít chịu lực rất lớn nên phải được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của bên thang máy yêu cầu. Tuy nhiên loại thang này không phổ biến, nó chỉ được làm cho một số công trình đặc biệt mà chiều cao của tòa nhà chỉ 2-3 tầng hoặc bị giới hạn diện tích hố thang.
– Hiện nay các hộ gia đình thường sử dụng loại thang máy động cơ cáp kéo và động cơ đặt tại phòng máy ở tầng trên cùng. Sàn phòng máy trên cùng được đổ dầm bê tông kết nối với dầm chính của tòa nhà theo tiêu chuẩn yêu cầu của bên kỹ thuật thang máy. Do vậy phần lực tác dụng chính cho thang máy là sàn phòng máy và khung dầm chính của tòa nhà. Phần sàn của hố PIT thang máy gia đình hay thang máy tải khách đều phải có khả năng chịu được lực tác động của ray dẫn hướng; thiết bị giảm chấn, cabin. Đồng thời, hố PIT phải có đường lên xuống an toàn và không gây cản trở cho Cabin hay đối trọng.
=> Chúng ta chỉ cần đổ bê tông mặt sàn với độ dày 200 mm là được, mà không cần phải ép cọc quá cẩn thận bên dưới hố pit.
3. VẤN ĐỀ CHÍNH CỦA HỐ PIT THANG MÁY KHI SỬ DỤNG
Trong quá trình sử dụng thang máy, hố pit thường gặp phải vấn đề do phần chống thấm không tốt dẫn đến có thể hố thang bị nước vào trong quá trình sử dụng. Nhưng quý khách hàng không cần lo lắng quá về vấn đề này vì toàn bộ phần máy móc chính đều đặt phía trên tầng cao nhất nên không bị ảnh hưởng. Nếu nước ngập hẳn hố pit sẽ làm hỏng một số bóng điện hay phần cảm ứng điện bên dưới hố, thay thế cũng rất rẻ (trường hợp này rất hiếm xảy ra). Khi xảy ra vấn đề này quý khách hàng nên nhanh chóng ngắt nguồn điện thang máy, gọi cho đơn vị thang máy để xử lý sự cố và hút nước làm sạch hố pit.
4. CÁC LOẠI HỐ PÍT
– Trường hợp bình thường thì hố pit được đào sâu xuống so với mặt sàn tầng thấp nhất từ 600-1400 mm
– Trường hợp chỗ đào hố pít vướng phải hố ga hay bể nước mà không đào được sâu theo yêu cầu thì có thể làm hố pit một nửa âm xuống so với mặt sàn tầng thấp nhất và một nửa dương lên so với mặt sàn
– Trường hợp không đào được hố pít thì ta có thể làm hố pit dương lên hẳn so với mặt sàn (chiều cao tối thiểu là 400 mm). Sau đó làm thêm 2-3 bậc thang tam cấp.
Trên đây là bài viết về Tìm hiểu hố pit thang máy quý khách có thể tham khảo thêm các bài viết được nhiều người quan tâm dưới đây:
Những yếu tố cần cân nhắc khi lắp đặt thang máy gia đình
Tổng chi phí lắp đặt thang máy gia đình khoảng bao nhiêu?
Kinh nghiệm chọn mua thang máy cho chung cư mini
Tư vấn chọn giá thang máy tòa nhà văn phòng