1
Bạn cần hỗ trợ?

Các loại cầu thang máy gia đình phổ biến nhất hiện nay

Thang máy gia đình đang dần là phương tiện di chuyển trong nhà quen thuộc của những gia đình nhiều tầng. Tuy vậy hiện có khá nhiều chủ đầu tư thắc mắc: sử dụng lắp đặt thang máy gia đình loại nào là phù hợp, nên lắp đặt thang máy gì cho tốt, hay thang máy gia đình loại nào phổ thông thì bạn cần hiểu đặc tính, cấu tạo và giá tiền của mỗi loại thang máy gia đình. Cùng tìm hiểu các loại cầu thang máy gia đình phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây để có quyết định mua được thang máy phù hợp và tối ưu nhất.

1. Phân loại thang máy gia đình theo nguồn gốc, xuất xứ

Trên thị trường thang máy hiện nay nếu dựa vào nguồn gốc xuất xứ của thang máy gia đình thì chúng ta có thể phân loai các loại cầu thang máy gia đình phổ biến thành 2 loại phổ biến.

các loại thang máy gia đình phổ biến

1.1. Thang máy gia đình liên doanh linh kiện

Thang máy liên doanh là dòng thang máy sản xuất và gia công trong nước phần khung và vách cabin, vách cửa thang máy.  Các thiết bị chính như máy kéo, hệ điều khiển tín hiệu, hệ điều khiển động lực, rail, cáp tải, đầu cửa, thiết bị an toàn… được nhập khẩp từ các thương hiệu nổi tiếng.

Các loại thang máy gia đình liên doanh đem tới những sản phẩm có giá thành vừa phải phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam, giúp những người có khả năng tài chính vừa phải có thể sử dụng và tận hưởng sự tiện lợi của thang máy. Song sự tinh tế và chất lượng sản phẩm thang máy gia đình chưa tốt bằng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc.

các loại thang máy gia đình phổ biến

1.2. Thang máy gia đình nhập khẩu đồng bộ nguyên chiếc

Thang máy nhập khẩu đồng bộ nguyên chiếc là sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu trọn bộ từ những thương hiệu thang máy nổi tiếng trên thế giới. Thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc được sản xuất trên dây truyền hiện đại, khép kín, đạt những tiêu chuẩn cao của thế giới với tính thẩm mỹ, tinh  tế cao. Mang lại sự an tâm tuyệt đối cho khách hàng về thiết kế và chất lượng sản phẩm.

2.  Phân loại thang máy gia đình theo cấu tạo phòng máy

phân loại thang máy gia đình

2.1. Thang máy gia đình loại có phòng máy

Là thang máy có phòng máy ở trên cùng dùng để đặt tủ điện và máy kéo. Sử dụng dòng thang máy này có giá thành rẻ hơn, quá trình lắp đặt diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn. Không những vậy, việc thực hiện công tác bảo dưỡng dễ dàng hơn.

Việc người dùng phải tiến hành xây dựng phòng máy khiến chúng ta hao tốn thêm khoản chi phí nhất định, có thể tác động tiêu cực tới tính thẩm mỹ của công trình, thiết bị hoạt động hao tốn điện năng hơn. Đó là những yếu điểm còn tồn tại của dòng thang máy có phòng máy.

thang máy có phòng máy matiz tây ban nha

Ưu điểm thang máy có phòng máy:

  • Có phòng máy riêng, chuyên viên bảo trì sẽ dễ dàng thao tác hơn khi kiểm tra tủ điện, máy kéo.
  • Đối với thang máy có tải trọng lớn hơn 1600kg và tốc độ cao hơn 105 m/min bắt buộc phải dùng thang có phòng máy vì lúc này máy kéo lớn, không thể đặt gọn trong hố thang.
  • Hố thang có kích thước nhỏ hơn thang không phòng máy nếu cùng tốc độ và tải trọng.
  • Linh hoạt trong thiết kế, có thể sản xuất theo yêu cầu.

Nhược điểm thang máy có phòng máy:

  • Bất lợi khi toàn nhà bị khống chế chiều cao (thường chiều cao phòng máy là 2200mm)
  • Vận hành không êm ái bằng loại thang máy không có phòng máy.
  • Có thể gây ô nhiễm môi trường do dầu hộp số thay thế định kỳ.
  • Thêm chi phí cho phần xây dựng phòng máy.

2.2. Thang máy gia đình loại không có phòng máy

Là thang máy mà máy kéo được đặt trong giếng thang và tủ điện được bố trí trước cửa tầng trên cùng. Hiện nay thang máy không phòng máy được đưa vào sử dụng ở các gia đình khá nhiều bởi những ưu thế của nó như tiết kiệm diện tích phòng máy, sử dụng máy kéo không hộp số tiện lợi, tiết kiệm điện năng, chi phí trong quá trình sử dụng. Chính những lợi thế đó mang lại hiệu quả sử dụng cao cho con người.

các loại thang máy gia đình thông dụng tại việt nam
Tuy nhiên, sử dụng dòng thang máy tải khách này cũng có nhiều khó khăn gây cản trở như việc bảo trì bảo dưỡng gặp khó khăn, giá thành cao, chi phí bảo dưỡng lớn,… cũng là những ảnh hưởng mà người dùng không mong muốn.

Ưu điểm thang máy không phòng máy:

  • Ưu điểm của loại thang không phòng máy là không cần phòng máy, giúp cho kiến trúc công trình trở nên gọn đẹp và tiết kiệm được chi phí xây dựng.
  • Máy kéo nhỏ gọn.
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng phòng máy.
  • Sử dụng động cơ không có hộp số, kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích xây dựng.
  • Phù hợp khi chiều cao tòa nhà bị khống chế, không phải mất chi phí xây dựng phòng máy.
  • Vận hành êm ái.
  • Không gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm thang máy không phòng máy:

  • Giá thành thang máy không phòng máy cao hơn thang máy có phòng máy.
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng cao hơn loại thang máy có phòng máy, song những lợi ích mà thang máy không có phòng máy lại ưu việt hơn rất nhiều.
  • Bảo trì không thuận tiện bằng thang có phòng máy.

3. Phân loại thang máy gia đình theo công nghệ

Xét theo công nghệ, cấu tạo thì thang máy gia đình có 5 loại chính:

3.1. Thang máy gia đình công nghệ động cơ cáp kéo có đối trọng

Cầu thang máy công nghệ cáp kéo có đối trọng được hoạt động theo nguyên lý cáp tải quấn quanh pully nối với một động cơ điện. Cáp tải 1 đầu nối với cabin còn đầu nối với đối trọng để cân bằng cabin và được pully đỡ ở giữa. Từ đó, khi động cơ quay làm cho cabin di chuyển lên xuống theo nhu cầu sử dụng, còn đối trọng thì di chuyển theo chiều ngược lại.

thang máy nhà dân có những loại nào

Ưu điểm thang máy cáp kéo có đối trọng:

  • Giá thành rẻ hơn, phù hợp với nhiều hộ gia đình.
  • Cấu tạo thang máy theo dạng dòng dọc nên xét về mặt nguyên lý hoạt động thì lực tác dụng của động cơ ít do vậy tiết kiệm điện năng.
  • Không giới hạn số tầng phục vụ, tốc độ nhanh.
  • Bảo trì, sửa chữa, thay thế đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm thang máy cáp kéo có đối trọng:

  • Nhược điểm của thang máy sử dụng cáp tải là phải xây dựng phòng máy phía trên nóc nhà. Tuy nhiên cho đến gần đây thì nhược điểm này của thang máy cáp tải đã biến mất do loại công nghệ mới cho ra đời loại động cơ không hộp số sử dụng cho thang máy không phòng máy.

3.2. Thang máy công nghệ tời quấn

Thang máy gia đình công nghệ tời quấn là loại thang máy với một động cơ tang trống và cáp thang máy được hoạt động quấn quanh trục phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của con người. Hiện có nhiều thương hiệu thang máy danh tiếng lựa chọn thiết kế này cho thiết bị thang máy của mình.

Ưu điểm thang máy tời quấn:

  • Tương đối dễ sử dụng
  • Giá thành hợp lý
  • Thiết kế linh hoạt phù hợp với không gian của ngôi nhà.
  • Tối ưu diện tích hố thang do không sử dụng đối trọng, phù hợp với nhà cải tạo hoặc biệt thự thiết kế hố thang máy diện tích nhỏ

Nhược điểm thang máy tời quấn:

  • Do chủ yếu được thiết kế đơn giản nên tính thẩm mỹ không cao
  • Tiêu hao điện năng nhiều hơn so với loại thang máy động cơ cáp kéo có đối trọng

3.3. Thang máy gia đình công nghệ thủy lực

Thang máy gia đình thủy lực là loại thang máy hoạt động lên xuống nhờ vào lực đẩy của piston, piston này được đặt ở dưới đáy của hố pit. Một hệ thống thủy lực được chia thành 3 phần: Bể chứa chất lỏng (thông thường là dầu chuyên dụng), máy bơm, các van giữa bể chứa và xi lanh. Cơ chế hoạt động của thang máy thủy lực là nhờ vào hệ thống truyền động là bơm thủy lực, cabin được di chuyển lên xuống nhờ một piston đẩy.

các loại thang máy gia đình phổ biến

Ưu điểm thang máy thủy lực:

  • Thiết kế linh hoạt phù hợp với không gian của ngôi nhà.
  • Không cần đào sâu nền móng nhà: Vị trí xuất phát thang máy có thể từ bất cứ vị trí nào trong ngôi nhà bạn (tầng 2, ban công..). Độ sâu hố pít thường từ 10-15 cm.
  • Khoảng cách giữa cabin và mái trần là 30cm, do vậy chiều cao OH chỉ cần 2500mm thích hợp với các biệt thự và các công trình hạn chế về chiều cao của công trình. Tầng trên cùng là 3m có thể làm thang thủy lực, với thang không phòng máy chiều cao cần thiết là 4,2m đến 4.5m còn đối với thang có phòng máy là 5,5m đến 6m.
  • Hoạt động khá êm ái, độ ồn không lớn.
  • Tính năng an toàn khá cao: thang máy thủy lực được trang bị bộ vi xử lý thông minh, nhanh chóng giải quyết vấn đề khi thang máy gặp sự cố.
  • Thang máy thủy lực có độ an toàn cao hơn so với các loại thang máy khác do không xảy ra trường hợp tuột cáp hay đứt cáp làm rơi thang máy.

Nhược điểm thang máy thủy lực:

  • Giá thành cao, chi phí bảo trì, bảo dưỡng đắt đỏ.
  • Thang máy thủy lực di chuyển khá chậm, chỉ tương đương với đi cầu thang bộ.
  • Trong một số trường hợp có thể gây rò rỉ dầu gây mùi từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng. Hơn nữa, dầu nếu bị rò rỉ xuống đất tại chân thang máy sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm, ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  • Phải đào hố pít sâu, số tầng thang máy càng cao thì hố pít càng lớn.
  • Thang máy công nghệ thủy lực còn có một nhược điểm lớn nữa là cần phải có phòng chứa máy bơm độc lập, do vậy về tính tiết kiệm diện tích không thực sự tối ưu.
  • Loại thang máy thủy lực tiêu tốn khá nhiều điện năng so với loại thang máy truyền thống hiện tại.

3.4. Thang máy công nghệ chân không

Thang máy chân không hoạt dộng trên nguyên lý vật lý cơ bản chính là dựa vào sự khác biệt giữa áp suất không khí giữa phần trên và phần dưới của một cabin thang máy. Và sự khác biệt đó được tạo nên bởi máy bơm chân không.

Ở thang máy chân không, phần áp suất ở phía trong cabin thang máy luôn được duy trì ở trạng thái bình thường. Mỗi khi muốn điều khiển thang máy chạy lên thì trung tâm điều khiển sẽ tác động tới khu vực vùng áp suất phía trên cabin thang máy giảm dần giúp cabin thang máy có thể di chuyển theo đúng mục đích của người sử dụng và ngược lại khi muốn thang máy hoạt động đi xuống cũng vậy.

cấu tạo thang máy chân không

Ưu điểm thang máy chân không:

  • Về thiết kế, thang máy chân không có thiết kế khá nhỏ gọn, có tính thẩm mỹ cao.
  • Không tốn diện tích cho không gian hố pít và giếng thang hay phòng máy.
  • Về tính linh hoạt, thiết bị thang máy chân không được lắp đặt khá dễ dàng, nhanh chóng.
  • Về độ an toàn, thang máy chân không là một dòng thang máy nhỏ và còn khá mới mẻ, được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, các thiết bị an toàn hiện đại mang tới hiệu quả sử dụng cao.
  • Không tiêu tốn năng lượng, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm thang máy chân không:

  • Song giá thành của thang máy chân không còn khá cao so với điều kiện sử dụng trong nước.
  • Chi phí bảo trì, sửa chữa thay thế cao.
  • Tải trọng của thang máy công nghệ chân không thường rất thấp, chỉ từ 110 – 240 kg, sức chứa chỉ từ 2-3 người và tốc độ thấp tương đương cầu thang bộ.

3.5. Thang máy công nghệ trục vít

Thang máy gia đình bánh vít, trục vít: Không dùng cáp, không phải chân không và cũng không phải dùng pít tông thủy lực. Với hệ thống motor, các bánh răng sẽ biến chuyển động ngang thành chuyển động lên xuống theo một trục vít.

Ưu điểm thang máy trục vít:

  • Do cấu tạo thang máy trục vít nên tính an toàn cao, thích hợp cho các công trình thấp tầng, nhỏ hẹp.
  • Khung kính tạo cảm giác thoải mái và không gian kiến trúc cho gia đình.
  • Tính thẩm mỹ cao.

Nhược điểm thang máy trục vít:

  • Tốc độ thấp, chỉ 20 m/phút.
  • Giá thành cao vì nhập khẩu nguyên chiếc.
  • Khi hoạt động được từ 3-5 năm rất dễ xảy ra hiện tượng mòn cu loa, mẻ bánh răng làm cho thang hoạt động kêu. Khi phải thay thế bánh răng thì rất tốn chi phí.
  • Thang máy gia đình trục vít chỉ dùng cho nhà dưới 5 tầng.

4. Giá các loại cầu thang máy gia đình

Hiện nay tại thị trường Việt Nam có đủ các đơn vị cung cấp các loại thang máy trên,  trong các loại cầu thang máy gia đình phổ biến có loại thang máy nhập khẩu không phòng máy được đánh giá là sản phẩm cao cấp nhất. Vì lẽ đó giá của các sản phẩm này cũng là đắt nhất.

thang máy koyo nhật bản

Với tập khách hàng khá đặc biệt, có thu nhập cao đang ngày một nhiều, nhu cầu về loại thang máy gia đình đẳng cấp cũng đang ngày một tăng.

Hiện tại giá các sản phẩm thang máy liên doanh loại có phòng máy và không phòng máy sử dụng công nghệ cáp kéo… chỉ tầm 300-400 triệu phù hợp với đại đa số người dân Việt Nam.

Với các sản phẩm thang máy nhập khẩu cao cấp thì giá thường không cố định. Thông thường gia chủ sẽ có những yêu cầu về thiết kế riêng để hài hòa với kiến trúc công trình, thỏa mãn sở thích cá nhân, thêm vào đó các tùy chọn thêm cũng khiến giá thang máy thay đổi. Giá thang máy nhập khẩu từ 500 đến 1.2 tỉ tùy theo cấu hình và xuất xứ.

Vì thế giá loại cầu thang máy cao cấp, nhập khẩu sử dụng công nghệ tiên tiến nhất thì giá sẽ phụ thuộc vào thực tế công trình và mong muốn của chủ nhân ngôi nhà.

5. Lời khuyên cho khách hàng cần mua thang máy gia đình.

Từ Các loại thang máy gia đình phổ biến trên cùng với những so sánh về ưu nhược điểm cùng loại, đã cho chúng ta thấy rằng thang máy không phòng máy công nghệ cáp kéo có đối trọng mang tới nhiều ưu việt nhất. Và phù hợp với đại đa số người dân và thời tiết, khí hậu của Việt Nam.

Thang máy không phòng máy công nghệ cáp kéo có đối trọng cùng với thiết kế không phòng máy tiết kiệm không gian tối đa cho căn nhà của bạn, vô cùng phù hợp với những căn có diện tích nhỏ và chiều cao bị khống chế. Thang máy cáp kéo vận hành êm ái, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Hơn nữa, thang máy gia đình công nghệ cáp kéo thiết kế dạng lồng kính lợi thế từ sự sang trọng, tinh tế phù hợp mọi không gian ngôi nhà, nên thang máy gia đình loại này hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và yêu thích từ khách hàng.

Qua bài viết trên chắc hẳn quý khách hàng đã có thêm hiểu biết và lắm được những đặc điểm của các loại cầu thang máy gia đình phổ biến nhất hiện nay từ đó giúp quý khách có sự lựa chọn phù hợp giúp nâng tầm đẳng cấp cho căn nhà của mình. Để có thêm thông tin và nhận được sự tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ qua Holine: 0929 181 999

Quý khách có thể tham khảo các sản phẩm thang máy nhập khẩu nguyên chiếc của Công ty thang máy Viettech:

Thang máy gia đình Fuji Nhật Bản

Thang máy gia đình Fuji Hàn Quốc

Thang máy gia đình Koyo

Thang máy gia đình Matiz

Thang máy gia đình SAKURA

Thang máy gia đình Mitsubishi

Thang máy cuốn Matiz

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0929 181 999